Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, ngày 1/3/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... trong đó nêu rõ NHNN sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Rõ ràng, ở thời điểm hiện nay, đó là điều cần thiết nhưng việc tập đoàn, tổng công ty nhà nước có bán lại ngoại tệ hay không lại là chuyện khác.
Thực ra, việc yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng không phải là câu chuyện mới. Nhớ lại thời điểm cuối 2009, khi đó thị trường ngoại tệ cũng lâm vào tình trạng hết sức căng thẳng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 2578/TTg-KTTH ngày 23/12/2009, yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty gồm Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp hóa chất, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Lắp máy phải bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Thực hiện chủ trương này, NHNN ban hành Thông tư 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua - bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thời gian đầu, quy định này được các doanh nghiệp nêu trên thực hiện khá nghiêm túc, giúp cho các NHTM có được lượng ngoại tệ dồi dào để đáp ứng cho thị trường, đưa thị trường vào ổn định. Thế nhưng thời gian sau, câu chuyện này cứ nhạt dần.
Ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban Vốn và Kinh doanh vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, 7 tập đoàn, tổng công ty đã bán trên 460 triệu USD cho BIDV và BIDV cũng đã bán lại hơn 120 triệu USD. “Nếu tuân thủ đúng theo Thông tư 26/2009/TT-NHNN, tỷ lệ bán ngoại tệ của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ nhiều hơn đáng kể”, ông Mạnh nói.
Lý giải vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, Chính phủ chỉ đạo theo lối vận động nên việc các tập đoàn, tổng công ty không hoàn toàn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng là chuyện dễ hiểu. Ông Nghĩa ví von, ví dụ như yêu cầu anh cán bộ A phải có mặt ở cơ quan làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa và tiếp tục từ 13 giờ đến 17h thì được bởi điều này có trong quy chế. Do vậy, nếu cán bộ A làm sai thì mới phạt được. Nhưng, trong quy chế không quy định buổi trưa cán bộ A không được đi uống rượu, vậy cán bộ A thoải mái đi uống rượu và chiều, 13h về cơ quan có làm việc được không là chuyện khác.
Cũng theo ông Nghĩa, Pháp lệnh Ngoại hối quy định, người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam nhưng lại không quy định rõ thời hạn, vì thế, tiền có thể để lưu giữ trong tài khoản của ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ở nước ngoài. Đó cũng là một hình thức lách luật. Bên cạnh đó, việc quy định các NHTM được duy trì một trạng thái ngoại tệ 30% vốn điều lệ là không còn phù hợp, bởi với mức vốn điều lệ hiện nay, lượng ngoại tệ mà các NHTM được phép nắm giữ quá đủ cho mục đích đầu cơ. Ví dụ, ngân hàng có 100 triệu USD vốn điều lệ, có thể mua và giữ ngoại tệ tại ngân hàng 130 triệu USD. Đến khi giá ngoại tệ lên, ngân hàng có thể bán xuống tới 70 triệu USD có nghĩa là ngân hàng đầu cơ tới 60 triệu USD là rất lớn.
“Đó là những lỗ hổng, sơ hở của luật. NHNN nên quy định trạng thái ngoại tệ chỉ được ±10%, giá lên bán ra cũng chỉ 10 triệu USD, như vậy, ngoại tệ ở ngoài thị trường sẽ dồi dào hơn”, ông Nghĩa nói thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV đề xuất điều chỉnh trạng thái ngoại tệ các ngân hàng được phép nắm giữ xuống còn 15-20% vốn tự có để hạn chế việc các ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng, mua gom tích trữ, găm giữ ngoại tệ phục vụ nhập khẩu vàng.
Bên cạnh đó, BIDV kiến nghị, cần thắt chặt chính sách mua bán ngoại tệ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Cụ thể, NHNN cần điều chỉnh một số quy định tại Thông tư 26 như sau: Thứ nhất, yêu cầu doanh nghiệp bán toàn bộ số dư ngoại tệ trên tài khoản và nguồn thu ngoại tệ về cho NHNN thông qua NHTM và sau đó khi doanh nghiệp có nhu cầu phù hợp với chủ trương, chính sách của NHNN, NHTM sẽ thực hiện bán lại cho doanh nghiệp. Thứ hai, NHNN cần cam kết một cách chắc chắn về nghĩa vụ bán lại ngoại tệ cho các tổ chức, khi tổ chức chứng minh được nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp, nhằm tạo niềm tin, nhận được sự đồng thuận và hợp tác từ các bên liên quan, phát huy tối đa hiệu quả của chính sách ban hành.
(Đầu tư Chứng khoán điện tử)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.